Vỏ tủ điện dùng để chứa các thiết bị điện như Aptomat, cầu dao, biến thế, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển...vvv ở trong nhà máy cũng như các công trình dân dụng. Vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn công nghiệp, cũng thường được gọi là vỏ tủ điện công nghiệp. Loại vỏ tủ thông thường có dạng hình chữ nhật, có 1 hoặc 2 lớp cánh, thường cánh trong vỏ tủ điện 2 lớp cánh hoặc cánh tủ 1 lớp được khoét lỗ để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị...
Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, tòa nhà, bệnh viện, sân bay,... giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện.
1. Cấu tạo vỏ tủ điện
Vỏ tủ điện thường có cậu tạo chung là hình chữ nhật hoặc vuông đứng, với mọi kích thước tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Vật liệu cấu thành của vỏ tủ điện thường là tôn tấm có độ dày từ 0.8mm-2.0.mm, với bề mặt được sơn tĩnh tiện. Về màu sắc thì cũng rất đa dạng tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà nhà sản xuất có thể sơn màu theo đơn đặt hàng. Trên thị trường thì thường phổ biến hai loại chính là sơn bóng hoặc sơn sần với các màu ghi sáng hoặc màu kem.
Kích thước của vỏ tủ điện rất đa dạng, phổ biến sẽ là chiều cao từ 400-2200mm, chiều rộng từ 300-1000mm, chiều sâu từ 150-1000mm.

2. Vỏ tủ điện thường có các loại sau:
- Vỏ tủ điện trong nhà: là loại vỏ tủ điện có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.
- Vỏ tủ điện ngoài trời: có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước.
- Vỏ tủ điện đặc biệt: sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao (Inox), gioăng chống nước,... theo các nhu cầu sử dụng đặc biệt.
3. Đặc tính Vỏ tủ điện do Nam Phương Việt cung cấp:
- Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện, Inox.
- Kích thước chiều cao: 210 ÷ 2200mm.
- Kích thước chiều rộng: 160mm trở lên.
- Kích thước chiều sâu: 100mm trở lên.
- Độ dày vật liệu: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.
- Màu sắc: Vỏ tủ sơn tĩnh điện màu ghi sáng.
- Kiểu dáng: Vỏ tủ điện trong nhà, vỏ tủ điện ngoài trời, bàn điều khiển, theo yêu cầu thiết kế.
- Yêu cầu khác: mặt mica, 2 lớp cánh, 2 cánh mở 2 bên, bắt thiết bị bằng thanh gá, bắt thiết bị bằng panel, nhiều ngăn, chân đế, tai treo, gioăng chống nước, ngăn chống tổn thất,...
Một số loại vỏ tủ điện theo tiêu chuẩn và kích thước thông dụng được sản xuất hàng loạt đáp ứng thời gian thi công nhanh, chi phí thấp như:
- Vỏ tủ điện trong nhà sơn tĩnh điện:
- Kích thước: Cao 210mm ÷ 1600mm, Rộng 160mm ÷ 800mm, Sâu 100mm ÷ 400mm.
- Đặc điểm: Vỏ tủ 1 lớp cánh, bắt thiết bị bằng thanh gá hoặc panel, thép sơn tĩnh điện màu ghi sáng, đặt trong nhà.
- Vỏ tủ điện ngoài trời sơn tĩnh điện:
- Kích thước: Cao 210mm ÷ 1600mm, Rộng 160mm ÷ 800mm, Sâu 100mm ÷ 400mm.
- Đặc điểm: Vỏ tủ 1 lớp cánh, bắt thiết bị bằng thanh gá hoặc panel, thép sơn tĩnh điện màu ghi sáng, đặt ngoài trời.
- Đối với Tủ điện loại kích thước nhỏ dưới 1000mm, thường dùng loại vỏ tủ bắt thiết bị bằng panel rất tiện cho việc lắp đặt các thiết bị nhỏ như aptomat MCB, contactor, cầu chì, rơ le, bộ điều khiển,...
- Đối với Tủ điện kích thước lớn chủ yếu lắp aptomat MCCB thường dùng vỏ tủ bắt thanh gá để giảm giá thành.
- Vỏ tủ điện sản xuất hàng loạt chỉ đáp ứng được các yêu cầu lắp đặt đơn giản, chi phí thấp, phần lớn là các tủ nhỏ, tủ treo tường trong các công trình và nhà xưởng nhỏ. Các tủ điện công suất lớn đòi hỏi kiểu dáng phức tạp, vỏ tủ điện nhiều khoang, nhiều ngăn, tôn dầy tới 2mm, 2 lớp cánh, có ô mica,... cần phải đặt hàng sản xuất.
4. Các loại tủ điện công nghiệp
Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại tủ điện các bạn có thể xem chi tiết các loại tủ điện công nghiệp mà Nam Phương Việt phân phối như:
Tủ điện phân phối
- Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ tủ điện được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.
- Bố trí các thiết bị bên trong tủ điện có thể phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng từ dạng tủ điện. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modul được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
Tủ điện điều khiển trung tâm
- Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện như khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/ tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
- Khung và cá nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng sơn tĩnh điện. Tủ điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi…. Tủ điện có cơ chế vận hành như sau:
- Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
- Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Tủ điện ATS (Tủ chuyển mạch)
Tủ điện được sử dụng ở những nơi có phụ tải đồi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong trường hợp tủ ATS (ats osung ,ats socomec )có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
- Điện áp định mức: 380V/415V
- Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
- Thời gian chuyển mạch: 5~10s.
Tủ bù công suất
Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR. Phương thức điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cấu của khách hàng.
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy
Tủ dùng để điều khiển động cơ bơm nước chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
- Điện áp cung cấp 3P-380V
- Đèn báo pha
- Đo dòng điện, điện áp
- Báo mất pha
- Tiêu chuẩn IP20 – IP54
- Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện
5. Thiết kế tủ điện công nghiệp
Nếu bạn cần hướng dẫn học cách thiết kế tủ điện bạn có thể xem tài liệu thiết kế tủ điện công nghiệp tại đây:
- Giáo trình thiết kế tủ điện côn nghiệp.
- Phần mềm thiết kế tủ điện công nghiệp.
- Sách thiết kế tủ điện công nghiệp.
- Tiêu chuẩn thiết kế tủ điện công nghiệp.
- Đồ án thiết kế tủ điện công nghiệp.
6. Quy trình sản xuất vỏ tủ điện
- Bước 1: Chọn tôn có kích thước phù hợp và cắt theo quy cách
- Bước 2: Đột lỗ trên máy đột tay hay máy đột CNC
- Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia
- Bước 4: Chấn định hình rồi kiểm tra
- Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn
- Bước 6: Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút
- Bước 7: Tẩy gỉ bằng dung dịch acid
- Bước 8: Định hình bề mặt bằng hoá chất chuyên dụng
- Bước 9: Phốt phát hóa bề mặt
- Bước 10: Rửa nước, hong khô
- Bước 11: Phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp
- Bước 12: Sấy ở nhiệt độ 190 – 200 °C trong 10 phút
- Bước 13: Lắp ráp
- Bước 14: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói.
__________________________________________________________
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NAM PHƯƠNG VIỆT
Địa chỉ: 20a Phan Chu Trinh, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp.HCM
Số điện thoại: (84-28) 6255 8597
Email: info@namphuongviet.vn - giacph@namphuongviet.vn
Hotline: 0903 803 645