Thiết bị PLC được hiểu ra sao? Các ứng dụng của thiết bị này được áp dụng vào các ngành công nghiệp nào? Tại bài viết này, Nam Phương Việt sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết về thiết bị PLC để khách hàng có một các nhìn chi tiết hơn về sản phẩm và quyết định đúng trong việc lựa chọn công suất nào phù hợp nhất.
I. Thiết Bị PLC Là Gì?
Thiết bị PLC là một sản phẩm quen thuộc đối với hệ thống tự động hóa, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện điều khiển các thiết bị máy móc vận hành. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bản chất đặc trưng của PLC thì không phải ai cũng hoàn toàn nắm rõ.
PLC (Programmable Logic Controller) hay còn được gọi đến là bộ điều khiển logic thực hiện lập trình cho các thiết bị trong quá trình thực hiện đối với những công việc có quy đình và yêu cầu về độ chính xác cũng như thực hiện tốc độ cao. Tất cả thuật toán phức tạp sẽ được thiết bị PLC lập trình, điều khiển để gửi tín hiệu đến các máy móc công nghiệp, hệ thống điện,…
Nhờ thiết bị PLC mà người lập trình có thể thực hiện dễ dàng và giải quyết được rất nhiều vấn đề phức tạp trong cả một hệ thống điều khiển, có thể tiến hành thực hiện 1 loạt các sự kiện theo một quy trình kể cả chuỗi từ cơ bản cho đến phức tạp và nâng cao. PLC thực hiện quét các tín hiệu Input/Output, sau khi nhận được các tín hiệu sẽ đến giao đoạn chuyển đổi các tín hiệu đã nhận thành những dòng lệnh điều khiển đến cho hệ thống máy móc công nghiệp.
Người dùng sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình của PLC để giao tiếp và điều khiển PLC theo ý muốn trong công việc. PLC hiện có rất đa dạng về các loại ngôn ngữ lập trình, trong đó được sử dụng phổ biến nhất chính là Ladder hay State Logic.
Hiện nay trên thị trường tự động hoá có nhiều hãng sản xuất ra thiết bị PLC khác nhau như PLC – HMI Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, Omron, Redlion,… Với các dòng PLC từ các thương hiệu khác nhau về những ưu điểm sẽ được ưu tiên và các ưu điểm chỉ là phần nhỏ, trong đó bao gồm các thiết bị và bao hàm xuất hiện nhiều phiên bản, tính năng và những giá thành khác nhau cho mỗi phiên bản – công suất hay cả đối về thương hiệu. Phù hợp với bài toán đơn giản hay phức tạp tùy theo nhu cầu khách hàng.
II. Cấu Tạo Và Phân Loại Thiết Bị PLC:
Thông thường, đối với một hệ thống của thiết bị PLC sẽ có các bộ phận chính như sau:
- Bộ nhớ của chương trình: Tính bằng RAM, ROM, ngoài ra bạn có thể sử dụng vùng nhớ ngoài – EPROM.
- Bộ xử lý trung tâm CPU.
- Module đầu vào/đầu ra (Input/Output): Thông thường các module I/O này sẽ được tích hợp trên thiết bị PLC, khi có nhu cầu mở rộng I/O thì có thể lắp module I/O.

Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác nữa:
- Cổng kết nối thiết bị PLC và máy tính: Các kết nối RS232, RS422, RS485 thực hiện đổ trong chương trình và giám sát chương trình.
- Cổng truyền thông: PLC thường sử dụng việc tích hợp cổng truyền thông Modbus RTU. Tùy theo các hãng mà bạn sử dụng và các dòng sản phẩm hiện có cho các công suất, trong đó về các giao thức truyền thông mà PLC có thể được tích hợp như: Profibus, Profinet, CANopen, EtherCAT,…
III. Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị PLC:
Bộ điều khiển trung tâm CPU đảm bảo về việc thực hiện được các chức năng điều khiển cho toàn bộ hoạt động của bộ PLC. Tốc độ xử lý của CPU sẽ là nơi quyết định đến tốc độ điều khiển của PLC nói chung hay PLC Siemens LOGO! nói riêng. Tất cả các chương trình hoạt động sẽ được lưu trữ trên RAM, loại pin dự phòng được tích hợp vào trong thiết bị PLC nhằm đảm bảo về chương trình không bị mất khi có sự cố về điện.
CPU thực hiện trong quá trình quét chương trình và thực hiện các lệnh theo thứ tự đã được thiết lập.

IV. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Thiết Bị PLC:
Ưu điểm:
- Bộ điều khiển thiết bị PLC có các chứng năng riêng của mình và song song đó có lớp bảo vệ chống nhiểu gần như là tuyệt đối, là một thiết bị đáng tin trong công việc hằng ngày.
- Thiết bị có thể đáp ứng và giải quyết được các ứng dụng cũng những giải pháp.
- Một thiết kế gọn nhẹ và thực hiện thi công lắp đặt dễ dàng.
- Đáp ứng mọi yêu cầu điều khiển của khách hàng thông qua việc có thể thay thế hoàn toàn về phần mạch điện điều khiển của replay.
- Hỗ trợ các chuẩn mạng truyền thông công nghiệp với dòng Yaskawa PLC SLIO, tạo sự kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong và ngoài nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn công nghiệp 4.0.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Việc đầu tư sẽ cao hơn so với các PLC thông thường. May mắn thay, hiện nay thị trường Việt Nam đã có sự góp mặt – góp phần mới cho các PLC của Đức, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… dẫn đến việc giá thành cạnh tranh hơn so với trước.
- Chi phí phần mềm lập trình: Chi phí đầu tư để mua licence lập trình tùy thuộc vào hãng sản xuất. Hiện nay phần mềm cho thiết bị PLC gồm có 2 dạng: Hãng sản xuất cho phép sử dụng phần mềm một cách miễn phí và hãng sản xuất sẽ yêu cầu bắt buộc phải mua licence.
- Yêu cầu người sử dụng phải có có kiến thức sản phẩm, sửa chữa về lập trình PLC để cho thiết bị PLC đáp ứng tốt trong các phương tiện điều khiển, người sử dụng cần có kiến thức căn bản về lập trình PLC.
V. Ứng Dụng Của Thiết bị PLC Trong Công Nghiệp:
Thiết bị PLC đáp ứng được cho đại đa số các ngành ứng dụng trong công nghiệp nói riêng và tổng ngành tự động hoá nói chung:
- Máy in.
- Máy đóng gói.
- Máy đánh chỉ.
- Máy se sợi.
- Máy chế biến thực phẩm.
- Máy cắt tốc độ cao.
- …
VI. Nơi Cung Cấp Thiết Bị PLC Chính Hãng Cùng Mức Giá Hợp Lý:
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trên thị trường tự động hoá, truyền động điện. Cho đến thời điểm hiện tại, Nam Phương Việt đã và đang là một đơn vị cung cấp các sản phẩm Siemens nói chung và thiết bị PLC chất lượng nói riêng.
Tất cả những sản phẩm khi đến tay khách hàng đều được đóng gói, kiểm tra kỹ lượng về chất lượng và cùng với đó là những chính sách dành cho khách hàng khi mua hàng và sử dụng dịch vụ tại Nam Phương Việt.
Liên hệ ngay Nam Phương Việt qua Hotline 0903 803 645 để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.
Xem chi tiết sản phẩm Thiết Bị PLC Là Gì? tại: https://namphuongviet.vn/thiet-bi-plc-la-gi-va-ung-dung-cong-nghiep/