Các Lỗi Biến Tần Thường Gặp Và Cách Khắc Phục Chi Tiết

29/03/2024 bởi Đội Ngũ Marketing

Trong quá trình sử dụng và vận hành hệ thống tự động hóa, dù là khách quan hay chủ quan thì Nam Phương Việt chắc chắn rằng bạn cũng sẽ gặp tình trạng báo lỗi biến tần. Vậy các lỗi biến tần thường gặp nhất bao gồm những lỗi nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết ngắn dưới đây nhé!

Biến tần báo mã lỗi oC – Lỗi quá dòng

Mã lỗi oC là một trong các lỗi biến tần thường gặp nhất, lỗi này liên quan đến việc quá dòng trong quá trình tăng, giảm tốc và khi chạy với tốc độ ổn định. Chúng ta có thể chia lỗi oC làm 3 trường hợp: oC1, oC2, oC3 tương ứng với việc quá dòng đối với biến tần đang thực hiện tăng tốc, giảm tốc và chạy tại tốc độ ổn định.

Các nguyên nhân chính gây ra lỗi oC và cách khắc phục chi tiết:

Động cơ bị hỏng do quá nhiệt hoặc cách điện của động cơ bị hỏng

  • Kiểm tra điện trở cách điện
  • Thay thế động cơ

Một trong các dây cáp động cơ bị hỏng hoặc có vấn đề về nối đất

  • Kiểm tra dây cáp động cơ
  • Loại bỏ hiện tượng đoản mạch và cấp nguồn lại cho biến tần
  • Kiểm tra điện trở giữa cáp động cơ và đầu nối đất
  • Thay thế cáp bị hỏng

Lỗi biến tần C.Fo2

Tải quá nặng

  • Đo dòng điện chạy vào động cơ.
  • Thay bộ biến tần bằng bộ có công suất lớn hơn nếu giá trị hiện tại vượt quá dòng định mức của bộ biến tần.
  • Xác định xem có biến động đột ngột ở dòng định mức hay không.
  • Giảm tải để tránh thay đổi đột ngột dòng định mức hoặc chuyển sang bộ biến tần lớn hơn.

Thời gian tăng, giảm tốc quá ngắn

Tính toán mô-men xoắn cần thiết trong quá trình tăng tốc tương ứng với quán tính của tải và thời gian tăng tốc đã chỉ định.

Nếu không thể đặt đúng mô-men xoắn, hãy thực hiện các thay đổi sau:

  • Tăng thời gian tăng tốc (C1-01, C1-03, C1-05, C1-07)
  • Tăng đặc tính đường cong chữ S (C2-01 đến C2-04)
  • Tăng công suất bộ biến tần

=> Bạn có thể xem thêm bài viết Biến tần Yaskawa lỗi oC và cách khắc phục hiệu quả để tìm hiểu kỹ hơn về lỗi này.

Lỗi Uv – Điện áp DC bus thấp hơn mức ngưỡng dưới cho phép

Bên cạnh lỗi oC thì lỗi Uv cũng là một trong các lỗi biến tần thường hay gặp trong quá trình sử dụng biến tần. Lỗi này liên quan đến vấn đề về điện áp DC bus thấp hơn mức ngưỡng dưới cho phép, thường là:

  • Dưới 180V với cấp điện áp 220V
  • Dưới 350V với cấp điện áp 380V

Lỗi biến tần Uv

Dưới đây là các nguyên nhân chính và cách khắc phục chi tiết cho lỗi Uv.

1. Do điện áp nguồn quá thấp

Điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần chạy kéo tải trong một thời gian dài sẽ gây sụt áp trên DC bus, nguyên nhân có thể:

  • Công suất nguồn vào không đáp ứng đủ
  • Dây dẫn tiết diện quá nhỏ dẫn đến không chịu tải được
  • Quá trình khởi động của các tải công suất lớn gây ra sụt áp trong hệ thống

Hướng khắc phục lỗi Uv do áp nguồn thấp:

  • Tăng công suất của nguồn vào
  • Thay dây dẫn có tiết diện lớn hơn
  • Sử dụng khởi động mềm cho các tải có công suất lớn để dòng khởi động không tăng đột ngột.

2. Contactor bypass không đóng khi cấp nguồn

Khi lệnh chạy điện áp được thực hiện, DC bus bị rơi trên điện trở sạc hoặc contactor có đóng nhưng bị rớt khi biến tần có lệnh chạy, nguyên nhân có thể:

  • Contactor thực hiện bị hỏng
  • Board nguồn bị hỏng
  • Quạt làm mát hỏng
  • Trường hợp hiếm xảy ra là board điều khiển hoặc board công suất có vấn đề

Hướng khắc phục cho trường hợp này:

  • Trường hợp contactor không đóng khi cấp nguồn: Thay thế Board nguồn hoặc contactor
  • Trường hợp contactor nhả khi bắt đầu lệnh Run: Hãy kiểm tra quạt, nếu hư hỏng hãy thay mới

=> Có thể bạn quan tâm: Bảng mã lỗi biến tần Yaskawa V1000

Lỗi oV – điện áp DC bus cao hơn mức ngưỡng trên cho phép

Mã lỗi oV là lỗi điện áp DC bus có mức cao hơn ngưỡng trên cho phép, cụ thể là:

  • Cao hơn 410V với cấp điện áp 220V
  • Cao hơn 710V với cấp điện áp 380V

Lỗi biến tần mã oV

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi oV, có thể là do 1 trong các nguyên nhân sau:

  • Thời gian giảm tốc quá ngắn và năng lượng tái sinh từ động cơ tràn ngược về biến tần
  • Thời gian tăng tốc quá nhanh khiến động cơ vượt quá tốc độ tham chiếu
  • Tải trọng phanh quá mức
  • Điện áp nguồn cấp cho biến tần quá cao
  • Lỗi chạm đất mạch ngõ ra làm tụ điện DC bus quá tải
  • Thống số dò tốc độ không chính xác
  • Điện áp nguồn cấp quá cao
  • Transistor xả hoặc điện trở xả nối dây không đúng
  • Cáp encoder quá dài, bị đứt hoặc kết nối sai
  • Màn hình vận hành biến tần bị hỏng do nhiễu
  • Cài đặt quán tính tải không đúng
  • Chức năng phanh được sử dụng ở chế độ vận hành OLV/PM
  • Động cơ bị sốc

Khi biến tần báo lỗi oV, bạn hãy thực hiện các cách sau để khắc phục lỗi:

  • Tăng thời gian giảm tốc (tại chân C1-02, C1-04, C1-06 và C1-08).
  • Lắp đặt điện trở xả hoặc bộ xả.
  • Cài đặt L3-04 cho phép xả khi giảm tốc
  • Tăng thời gian tăng tốc. Sử dụng đặc tính đường cong S cho thời gian tăng giảm tốc
  • Bật chức chức năng siêu quá áp (L3-11=1)
  • Giảm lực hãm của phanh, sử dụng điện trở xả
  • Kiểm tra dây động cơ chạm đất hay không. Kiểm tra hết không còn ngắn mạch và bật nguồn lại
  • Kiểm tra điện áp nguồn vào
  • Kiểm tra cáp kết nối encoder và loại bỏ nhiễu encoder

=> Có thể bạn quan tâm: Bảng mã lỗi biến tần Nidec C200

Lỗi voF – Lỗi điện áp ngõ ra

Trong quá trình vận hành, nếu bạn nhận thấy màn hình biến tần xuất hiện cảnh báo lỗi voF, thì có nghĩa là điện áp ngõ ra của biến tần cao hơn hoặc thấp hơn so với mức cài đặt. Lỗi này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ và thậm chí làm hỏng động cơ.

Lỗi biến tần mã voF

Nguyên nhân gây ra lỗi thường liên quan đến phần cứng, cụ thể do module trong biến tần bị hỏng hoặc quá nhiệt. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể làm mát môi trường xung quanh biến tần bằng cách thêm hệ thống làm mát, gắn quạt,… Trường hợp biến tần vẫn tiếp tục hiện cảnh báo lỗi, thì lúc này không còn cách nào khác là bạn phải thay bo điều khiển hoặc thay thế biến tần mới.

Trường hợp bạn cần thay thế biến tần mới, hãy liên hệ đến Nam Phương Việt để được tư vấn dòng biến tần phù hợp với tải và nhu cầu sản xuất của bạn.

=> Có thể bạn quan tâm: Bảng mã lỗi biến tần V&T V5-H

Lỗi SC – Lỗi ngắn mạch ngõ ra hoặc IGBT bị hỏng

Trường hợp biến tần hiển thị mã lỗi SC thường xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:

  • Biến tần bị hư
  • Động cơ bị hỏng do quá nhiệt hoặc cách điện yếu
  • Cáp kết nối từ ngõ ra biến tần đến động cơ bị ngắn mạch, chạm đất
  • Lỗi phần cứng

Màn hình biến tần báo lỗi SC

Khi gặp lỗi này, bạn cũng đừng quá lo lắng, mà hãy thực hiện các giải pháp sau để khắc phục nhé:

  • Kiểm tra ngắn mạch ngõ ra biến tần: Cụ thể là dùng máy đo kiểm tra giữa các chân B1 và U/T1, V/T2, W/T3 – và U/T1, V/T2, W/T3.
  • Kiểm tra điện trở cách điện của động cơ. Thay thế điện trở nếu cách điện yếu.
  • Kiểm tra cáp kết nối động cơ và sửa chữa nếu ngắn mạch.
  • Ngắn mạch hoặc lỗi chạm đất ngõ ra biến tần làm hư hỏng IGBT. Đo giữa chân B1 với U, V, W và giữa chân – với U, V, W. Nếu bị ngắn mạch hãy thay thế biến tần mới.

=> Xem thêm: Bảng mã lỗi biến tần V&T E5-H

Lỗi oL1 – quá tải động cơ

Đây là một trong các lỗi biến tần thường gặp tiếp theo liên quan đến quá tải động cơ. Dòng điện ngõ ra của thiết bị biến tần lúc này lớn hơn giá trị dòng điện được cài đặt trong nhóm thông số động cơ (P2.05, P02.05) được xác định là lỗi, nguyên nhân có thể do:

  • Động cơ thực hiện quá tải do bị kẹt hoặc chọn công suất không phù hợp
  • Thông số dòng điện cho động cơ và dòng bảo vệ quá tải động cơ được cài chưa chính xác
  • Điện áp nguồn cấp thực hiện không đủ
  • Biến tần gặp lỗi

Hướng khắc phục:

  • Kiểm tra công suất tải và tiến hành giảm tải khi cần
  • Kiểm tra lại với điện áp nguồn cấp
  • Điều chỉnh các thông số động cơ P2.05, P02.05, P02.27, Pb.03 cho phù hợp yêu cầu
  • Nếu vẫn chưa khắc phục được, hãy liên hệ nhà cung cấp biến tần để được hỗ trợ

=> Có thể bạn quan tâm: Bảng mã lỗi biến tần Siemens

Lỗi oL2 – quá tải biến tần

oL2 là một trong các lỗi biến tần thường gặp liên quan đến việc quá tải của biến tần, xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Tải quá nặng so với công suất của biến tần
  • Thời gian tăng giảm tốc quá ngắn
  • Đặc tính V/f cài đặt chưa phù hợp
  • Quá tải khi vận hành ở tốc độ thấp
  • Bù mô men quá lớn
  • Cài chế độ dò tốc độ chưa đúng
  • Dòng điện ngõ ra không cân bằng do mất pha

Lỗi biến tần mã CoF

Các biện pháp khắc phục khi biến tần cảnh báo lỗi oL2

  • Lựa chọn biến tần có công suất lớn hơn, phù hợp với tải
  • Thực hiện điều chỉnh các mục sau: Chế độ chạy của biến tần, Đặc tuyến điều khiển v/f, khả năng bù momen, thông số dò tốc độ trước khi khởi động, thời gian bắt đầu tăng tốc, cường độ cho thắng DC trước khi khởi động và khi dừng lại,…
  • Kiểm tra tải

=> Có thể bạn quan tâm: Bảng mã lỗi biến tần Yaskawa A1000

Lỗi oL3 – Lỗi quá mô men cài đặt 1

Đây là một trong các lỗi biến tần thường gặp được liên quan đến việc biến tần quá mô men, về mặt hoạt động thì tương tự với relay nhiệt điện tử.

Các nguyên nhân gây ra cảnh báo lỗi oL3 bao gồm:

  • Thông số cài đặt không phù hợp với tải
  • Lỗi bên ngoài máy: Có thể do trục động cơ bị kẹt

Các biện pháp mà bạn có thể thực hiện để khắc phục lỗi oL3:

  • Kiểm tra thông số cài đặt L6-02 và L6-03
  • Kiểm tra trạng thái của tải, loại bỏ những nguyên nhân có thể gây ra lỗi

Biến tần báo lỗi gf – lỗi chạm đất

Mã lỗi GF (Ground Fault) hay lỗi chạm đất, thường xuất hiện khi có dòng điện chạy trực tiếp từ một pha của biến tần ra đất mà không qua tải. Điều này có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho biến tần và hệ thống điện.

Nguyên nhân gây ra lỗi này thường là:

  • Cách điện động cơ bị hỏng
  • Cáp động lực động cơ bị hỏng gây ngắn mạch
  • Dòng rò quá cao
  • Biến tần điều chỉnh dòng điện quá lớn khi dò tốc độ
  • Phần cứng bị hỏng

Biến tần báo lỗi EF3

Khi biến tần báo lỗi GF, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra cách điện của động cơ
  • Kiểm tra cáp kết nối biến tần với động cơ
  • Thay thế động cơ
  • Thay thế cáp kết nối
  • Giảm tần số sóng mang
  • Cài đặt chức năng dò tìm tốc độ
  • Nếu tiếp tục lỗi hãy thay thế bo điều khiển hoặc thay mới biến tần.

Biến tần báo lỗi oH1 – Lỗi quá nhiệt 1

Nếu trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất mà bạn nhận thấy biến tần báo lỗi oH1, thì đừng lo lắng. Đây là lỗi quá nhiệt, báo hiệu rằng biến tần đang hoạt động ở nhiệt độ cao hơn mức cho phép. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến môi trường hoạt động, tải, hoặc bản thân biến tần.

  • Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao
  • Biến tần đang hoạt động dưới tải nặng

Lỗi biến tần mã oF

Khi biến tần xuất hiện lỗi này, bạn hãy thực hiện các cách khắc phục sau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra:

  • Kiểm tra nhiệt độ xung quanh biến tần
  • Lắp đặt thêm quạt làm mát cho tủ điện lắp đặt biến tần
  • Giảm tải
  • Cài đặt tần số sóng mang xuống thấp (C6-02), thường dao động từ 2kHz ~ 16 kHz là hợp lý.
  • Thay quạt làm mát trong biến tần. Sau khi thay quạt làm mát, thì cài đặt đặt thông số o4-03 = 0 để reset thời gian bảo trì quạt

Biến tần báo lỗi oH3 – Cảnh bảo quá nhiệt động cơ (PTC)

Lỗi oH3 liên quan đến tín hiệu PTC (Positive Temperature Coefficient) từ cảm biến nhiệt độ của động cơ. Cảm biến PTC là một loại cảm biến nhiệt độ gắn trên động cơ để giám sát nhiệt độ cuộn dây. Khi nhiệt độ động cơ vượt quá mức cho phép, điện trở của cảm biến PTC tăng lên, gửi tín hiệu cảnh báo tới biến tần.

Để khắc phục biến tần báo lỗi này, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Kiểm tra độ lớn của tải, thời gian tăng – giảm tốc, chu kỳ của tải để cân nhắc điều chỉnh việc có nên giảm tải hay không hoặc điều chỉnh thời gian tăng – giảm tốc động cơ.
  • Điều chỉnh đặc tính V/f tại chân E1-08 và E1-10. Lưu ý không cài đặt 2 thông số này quá thấp.
  • Kiểm tra dòng điện đến động cơ, để điều chỉnh giá trị phù hợp
  • Sửa hoặc thay hệ thống làm mát của động cơ nếu xảy ra tình trạng hư hỏng.

Lời kết

Ngoài các mã lỗi biến tần được đề cập ở trên, thực tế vận hành các bạn cũng sẽ bắt gặp các lỗi khác như oPr, PF, PGo,… Và ở các hãng biến tần khác nhau cũng sẽ có mã lỗi và cách khắc phục khác nhau. Nếu như phát sinh các lỗi này, bạn có thể tìm đọc trong các tài liệu liên quan của sản phẩm để có hướng dẫn giải quyết lỗi thích hợp. Trường hợp bạn không có quá nhiều thời gian để đọc hướng dẫn, hãy liên hệ cho Nam Phương Việt qua số hotline 0903 803 645 để được hướng dẫn xử lý các lỗi biến tần thường gặp nếu vẫn chưa thực hiện được chính xác hoàn toàn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Nam Phương Việt được thành lập vào năm 2010 và trong suốt chặng đường 14 năm phát triển đã đạt được nhiều thành công trong các dự án. Nam Phương Việt có nguồn lực mạnh mẽ từ đội ngũ công nhân viên giỏi tay nghề, chuẩn chuyên môn trong ngành.