Hướng dẫn cách tính tụ điện cho motor 3 pha chạy 1 pha chi tiết

09/11/2023 bởi Đội Ngũ Marketing

Với yêu cầu trong công nghiệp sản xuất, vận hành motor 3 pha chỉ với 1 pha đã và đang trở thành những thách thức và khó khăn đối với người dùng. Do đó, việc hướng dẫn cách tính tụ điện cho motor 3 pha chạy 1 pha luôn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Đừng quá lo lắng bởi ngay trong bài viết này, Nam Phương Việt sẽ giúp bạn có những giải đáp chính xác nhất.

Nguyên tắc đấu motor 3 pha thành 1 pha (Chỉ nên áp dụng với động cơ nhỏ hơn hoặc bằng 2.2kW)

Nguyên tắc đấu motor 3 pha thành 1 pha như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn nhất trong quá trình sử dụng thiết bị sẽ được làm rõ sau đây:

  • Nguyên tắc 1: Điện áp định mức trên cuộn dây cần đảm bảo không thay đổi.
  • Nguyên tắc 2: Phải tiến hành đặt 1 trong 2 cuộn dây pha chuyển thành cuộn dây làm việc trong khi đó cuộn còn lại sẽ trở thành cuộn khởi động.
  • Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo cho trị số tụ điện chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc đồng thời khởi động đạt con số 900 tương ứng.

Công thức tính chọn trị số tụ điện làm việc

Để có thể ứng dụng được cách tính tụ điện cho motor 3 pha chạy 1 pha thì nẵm rõ công thức tính trị số tụ điện làm việc là điều mà bất cứ người dùng nào đều cần hiểu rõ.

Theo đó, trị số tụ điện (hay còn gọi là dung lượng tụ điện) sẽ cần phải lựa chọn sao cho tương ứng với yêu cầu của hệ thống điện với công thức cơ bản đó là:

CLV=k*(Ipha/UL)

Trong đó:

  • LV là điện dung của tụ điện làm việc
  • k là hệ số tính toán theo sơ đồ đấu dây ( từ 1600-4800)
  • UL  là điện áp 1 pha mà tụ điện được kết nối vào (được tính bằng đơn vị: volt)
  • Điện áp của tụ điện làm việc UC > 1.5UL
  • Điện dung của tụ điện khởi động : CKĐ = (2-3)CLV

Lưu ý: Tùy vào những ứng dụng khác nhau mà có thể yêu cầu các đặc điểm khác nhau của tụ điện như điện áp, tần số, hiệu suất,… sao cho phù hợp.

Cách tính trị số tụ điện theo kinh nghiệm

Đối với cách tính tụ điện cho motor 3 pha chạy 1 pha theo kinh nghiệm thì trường hợp động cơ hoạt động chạy lưới điện 220V thì cứ 1kW sẽ có CLV= 65 Mf

Ví dụ như: Động cơ chạy 3 pha 220/380V, 0.6kW thì đấu lại chạy 1 pha 220V thì phải dùng tụ điện có mức điện dung là:

CLV = 65×0.6 = 39mF

Ckđ = (2-3)CLV = (78-117)mF

Cách kết nối động cơ trong đấu motor 3 pha thành 1 pha với tụ thường trực

Tìm hiểu những cách kết nối động cơ trong đầu motor 3 pha thành 1 pha với tụ thường trực như thế nào sẽ được phân tích khá chi tiết ngay dưới đây.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình tam giác

Để đơn giản hóa việc chuyển đổi động cơ 3 pha sử dụng lưới điện 1 pha thì cách kết nối tụ thường trực với động cơ theo mô hình đầu hình tam giác vẫn được sử dụng phổ biến.

Do đó, cách kết nối tụ điện theo mô hình tam giác sẽ được thể hiện đúng như hình minh họa bên dưới.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình tam giác

Lưu ý: Ký tự * thể hiện ý nghĩa về sự thay đổi kết nối giữa đầu nối sao của tụ điện cho phép đảo chiều quay của động cơ.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình sao

Đối với cách kết nối tụ điện thường trực với động cơ theo mô hình đầu hình sao vừa giúp giảm dòng khởi đầu cũng như ổn định hệ thống điện khi động cơ bắt đầu hoạt động. Dưới đây là hình minh họa cách kết nối tụ thường trực với động cơ theo mô hình đầu hình sao.

Kết nối Tụ thường trực với động cơ theo mô hình đấu hình sao

Cách chọn tụ điện cho motor 3 pha

Cách chọn tụ điện cho motor 3 pha sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu suất của động cơ cũng như độ bền bỉ của động cơ trong suốt quá trình sử dụng. Đơn giản như tụ có điện dung quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến động cơ dễ bị chập cháy dẫn đến không sử dụng được. Dưới đây chính là những cách cần ghi nhớ:

  • Xác định công suất của động cơ bằng cách sử dụng thiết bị đo đạc chính xác.
  • Tính toán mức công suất cần cải thiện của công suất động cơ ban đầu và công suất thực tế sau khi cải thiện công suất.
  • Lựa chọn tụ điện dựa vào bảng dữ liệu từ nhà sản xuất để điều chỉnh phù hợp.
  • Kiểm tra loại kết nối tụ điện để đảm bảo cho quá trình sử dụng ổn định nhất.
  • Lắp đặt và kết nối tụ điện phải đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn và các tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất.

Như vậy, cách tính tụ điện cho motor 3 pha chạy 1 pha không hề khó khăn như nhiều người lầm tưởng. Chỉ cần áp dụng đúng nguyên tắc và công thức sẽ có những kết quả chính xác nhất. Nếu cần hỗ trợ liên hệ Nam Phương Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Nam Phương Việt được thành lập vào năm 2010 và trong suốt chặng đường 14 năm phát triển đã đạt được nhiều thành công trong các dự án. Nam Phương Việt có nguồn lực mạnh mẽ từ đội ngũ công nhân viên giỏi tay nghề, chuẩn chuyên môn trong ngành.