Về nguyên tắc hoạt động, tụ điện sẽ tự động được sạc đầy khi có dòng điện đi qua. Chính vì thế khi người dùng muốn tháo tụ điện ra khỏi mạch để kiểm tra hay bất kỳ mục đích nào khác cũng cần xả hết điện bên trong nó. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Nam Phương Việt sẽ hướng dẫn bạn cách xả điện cho tụ bù 3 pha dễ dàng nhất.
Tụ bù 3 pha là gì?
Tụ bù 3 pha là loại tụ điện công nghiệp chuyên dụng dành cho mạng lưới điện 3 pha. Trong một số trường hợp, loại tụ điện này còn được dùng trong mạng lưới điện 1 pha dân dụng. Theo tính toán, mỗi pha sẽ bù cho hệ thống điện 15KVA, tổng 3 pha sẽ là 45KVA. Trên thực tế, con số này cao gấp 9 lần so với loại tụ bù 1 pha dân dụng.
Công thức tính công suất phản kháng cho tụ bù công suất
Để tính được công suất phản kháng cho tụ bù công suất của tải nào đó, chúng ta cần xác định công suất (P) và hệ số công suất (Cosφ) của tải đó. Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng đến với ví dụ sau:
Giả sử ta có công suất của tải là P và hệ số công suất tải là Cosφ1 → tgφ1 (trong trường hợp trước khi bù), hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → tgφ2. Từ số liệu này, ta có được công thức tính công suất phản kháng cho tụ bù công suất là:
Qb=P*(tgφ1 – tgφ2)
Cách xả điện cho tụ bù 3 pha an toàn nhất
Lưu ý quan trọng:
- Không chạm tay trực tiếp vào chân tụ vì ngay cả khi đã ngắt nguồn, tụ vẫn có thể tích trữ một lượng điện tích nhất định.
- Thực hiện xả tụ ở nơi khô ráo.
- Việc xả tụ cần diễn ra với tốc độ phù hợp, xả quá nhanh có thể gây ra tia lửa điện lớn, gây nguy hiểm cho người thực hiện.
- Sau khi xả, nên kiểm tra lại bằng đồng hồ vạn năng để đảm bảo tụ đã được xả hết.
Có 2 cách xả điện cho tụ bù 3 pha an toàn nhất như sau:
1. Cách xả điện cho tụ bù 3 pha bằng tua vít:
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc tua vít cách điện.
- Bước 2: Dùng tay không thuận cầm và giữ chắc thân tụ điện, lưu ý cầm cách xa phần chân tụ càng tốt và cầm sao cho tụ điện thẳng đứng, 2 chân tụ hướng lên trần nhà. Tay thuận bạn dùng tua vít chạm vào 2 chân tụ để tiến hành xả tụ. Nếu bạn nghe thấy những tia lửa điện thì đấy chính là dấu hiệu của tụ đang xả.
- Bước 3: Kiểm tra kết quả: Bạn có thể dùng tua vít chạm vào 2 chân để nghe xem còn tia lửa điện nào hay không. Hoặc dùng đồng hồ vạn năng để đo lại điện áp hai đầu tụ.
2. Cách xả điện cho tụ bù 3 pha với dụng cụ tự làm:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ xả, bao gồm 1 đoạn dây dẫn AWG cỡ 12 – điện trở 20k 0hm 5W và 2 đầu kẹp cá sấu. Dây dẫn bạn cắt thành 2 đoạn ngắn khoảng 15cm hoặc dài hơn tùy truòng hợp, sau đó tuốt vỏ dây. Một đầu bạn nối vào điện trở, đầu còn lại bạn nối vào kẹp cá sấu. Lưu ý dùng băng keo cách điện quấn lại và hàn lại cho chắc chắn để không bị tuột.
- Bước 2: Xả tụ: Bạn dùng dụng cụ xả vừa chế tạo kẹp vào 2 đầu cực của tụ điện, lúc này điện trở sẽ giúp xả tụ một cách từ từ và an toàn hơn. Không phát sinh ra tia lửa điện có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện.
- Bước 3: Kiểm tra: Cách thực hiện tương tụ như ở cách 1.
Với 2 phương pháp mà Nam Phương Việt vừa mới trình bày, chúng tôi hy vọng bạn đọc sau khi xem xong sẽ biết cách xả điện cho tụ bù 3 pha an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật, hãy liên hệ ngay cho Nam Phương Việt để được hỗ trợ.