Nút Dừng Khẩn Cấp – Đặc Điểm Cấu Tạo Và Ứng Dụng

14/02/2023 bởi Đội Ngũ Marketing

Nút dừng khẩn cấp (Emergency Stop) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Đây là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ hệ thống điện, máy móc thiết bị, giao thông vận tải cho đến các khu vực nguy hiểm.

Bài viết này Nam Phương Việt sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về nút dừng khẩn cấp. Cùng theo dõi nhé!

Nút dừng khẩn cấp là gì?

Nút Dừng Khẩn Cấp (Emergency Stop Button) hay nút bấm khẩn cấp, là một loại nút nhấn được sử dụng để ngay lập tức ngắt hoạt động của máy móc, hệ thống hoặc quy trình trong trường hợp xảy ra tình huống nguy hiểm.

Nút thường có màu đỏ nổi bật, kích thước lớn và dễ dàng nhận biết để người dùng có thể thao tác nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Nút cũng được lắp đặt ở những nơi dễ nhìn thấy, dễ tiếp cận như bề mặt tủ điện công nghiệp, tủ điện phân phối,…, thuận tiện cho người sử dụng khi cần thiết.

Định nghĩa nút dừng khẩn cấp

Chức năng và công dụng của nút dừng khẩn cấp

Chức năng chính của nút dừng khẩn cấp là ngay lập tức ngắt nguồn cung cấp cho máy móc, thiết bị hoặc quy trình đang hoạt động khi có sự cố xảy ra. Qua đó ngăn chặn kịp thời hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.

Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nút bấm khẩn cấp trong sản xuất và vận hành, Nam Phương Việt muốn nhắc lại một chút về một số các sự cố tang thương liên quan đến việc không tác động nút dừng khẩn cấp kịp thời. Có thể kể đến như:

  • Thảm kịch máy nghiền xi măng ở Yên Bái
  • Các vụ tai nạn lao động trong quá trình sản xuất tại Bình Phước, Đồng Nai,…

Cùng nhiều sự cố khác. Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc an toàn khi sửa chữa, vận hành thì việc ngắt kịp thời các thiết bị, máy móc đang hoạt động cũng góp phần gia tăng cơ hội bảo vệ tính mạng và giảm thiệt hại do tai nạn xảy ra cho người lao động.

Vị trí lắp đặt nút bấm khẩn cấp trên tủ điện
Vị trí lắp đặt nút bấm khẩn cấp trên tủ điện

Ứng dụng của nút bấm khẩn cấp trong sản xuất và đời sống

Nút dừng khẩn cấp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Hệ thống điện: Ngắt nguồn điện khẩn cấp khi xảy ra sự cố chập cháy, nổ điện, hư hỏng động cơ,.. giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn, điện giật và bảo vệ tài sản.
  • Máy móc thiết bị: Dừng hoạt động máy móc khẩn cấp khi có nguy cơ tai nạn lao động, bảo vệ người lao động khỏi bị thương tích hoặc giảm thiểu tối đa thương tích.
  • Giao thông vận tải: Kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp, giúp giảm tốc độ và tránh va chạm trong các tình huống nguy hiểm.
  • Khu vực nguy hiểm: Ngắt nguồn điện, khí ga hoặc kích hoạt hệ thống cảnh báo khẩn cấp, giúp người dân sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh chóng và an toàn.

Tủ điện công nghiệp với hệ thống các nút nhấn và nút bấm khẩn cấp

Ký hiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nút dừng khẩn cấp

Ký hiệu quốc tế – IEC 60417 5638 là ký hiệu phổ biến nhất cho nút dừng khẩn cấp. Ký hiệu này bao gồm một hình vuông màu đỏ với mũi tên trắng hướng lên trên. bạn đọc có thể xem hình ảnh minh họa bên dưới để dễ hình dung.

Ký hiệu nút dừng khẩn cấp

Cấu tạo chi tiết của nút dừng khẩn cấp:

  • Nút bấm: thường được làm bằng nhựa, có độ đàn hồi tốt và chịu được lực tác động mạnh. Trên thị trường hiện có các là nút nhấn, nút kéo hoặc nút xoay. Đầu nút có màu đỏ, thân nút màu vàng.
  • Chân đế: dùng để cố định nút nhấn và bộ tiếp điểm, đồng thời giữ có định nút dừng khẩn cấp lên các tủ điện công nghiệp, tủ điện phân phối,…
  • Bộ tiếp điểm: Bao gồm hai bộ tiếp điểm: thường đóng (NC) và thường mở (NO). Ở trạng thái hoạt động bình thường nút dừng khẩn cấp sẽ ở tiếp điểm thường đóng để đảm bảo lưu thông dòng điện. Khi được kích hoạt 2 tiếp điểm sẽ đổi trạng thái.

Nguyên lý hoạt động của nút dừng khẩn cấp:

Nút dừng khẩn cấp thường sẽ được nối vào mạch điều khiển của thiết bị. Mạch này điều khiển dòng điện đến động cơ và các máy móc, thiết bị quan trọng khác. Khi bạn nhấn nút nhấn, tiếp điểm thường đóng của nút nhấn sẽ mở ra và tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại. Hoặc ngược lại thùy thuộc vào cách đấu nối và ứng dụng thực tế. Lúc này mạch chính sẽ bị ngắt, nguồn điện không thể lưu thông tiếp và khiến các thiết bị dừng đột ngột.

Lưu ý chỉ sử dụng nút bấm khẩn cấp trong tình huống thực sự khẩn cấp. Việc kích hoạt ngẫu nhiên có thể làm gián đoạn hoạt động quá trình vận hành sản xuất.

Phân loại nút bấm khẩn cấp

Nút bấm khẩn cấp thường được phân loại theo một số tiêu chí sau:

Các loại nút dừng khẩn cấp theo kiểu tác động:

Nút nhấn giữ: Khi nhấn nút, tiếp điểm sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng cho đến khi được nhả ra. Loại nút này thường được sử dụng cho các trường hợp cần giữ máy trong trạng thái dừng trong thời gian dài. Gồm có các dạng sau:

  • Push-to-lock, Turn-to-release
  • Push-Pull
  • Push-to-lock, Pull/Turn-to-release

Các loại E-stop trên thị trường

Nút nhấn nhả: Khi nhấn nút, tiếp điểm sẽ đóng lại và tự động mở ra khi nhả tay. Loại nút này thường được sử dụng cho các trường hợp cần dừng máy nhanh chóng và chỉ cần giữ trong thời gian ngắn.

Các loại nút dừng khẩn cấp theo kích thước lắp đặt:

  • Nút D16 (Ø16mm): Đây là kích thước nhỏ nhất, thường được sử dụng cho các thiết bị nhỏ gọn.
  • Nút D22 (Ø22mm): Kích thước phổ biến, phù hợp với nhiều loại máy móc, thiết bị.
  • Nút D30 (Ø30mm): Kích thước lớn, thường được sử dụng cho các máy móc công nghiệp lớn.

tu dien compresssor 12 | Nam Phương Việt

Sơ đồ đấu nối nút bấm khẩn cấp

Sơ đồ đấu nối nút dừng khẩn cấp

Như trên sơ đồ bạn cũng thấy, phương pháp đấu dây chính xác là đấu tiếp điểm thường đóng NC của nút dừng khẩn cấp với mạch điều khiển hoặc mạch chính. Lúc này khi có sự cố, chỉ cần nhất nút E-stop là hệ thống sẽ được ngắt ngay lập tức.

Ở một số doanh nghiệp, sử dụng tiếp điểm thường mở (NO) của nút dừng khẩn cấp và sau đó sử dụng PLC hoặc rơle để đạt được mục đích dừng khẩn cấp. Phương pháp đấu dây này không thể cắt đứt ngay lập tức khi tiếp điểm nút dừng khẩn cấp bị hỏng hoặc mạch điều khiển bị ngắt kết nối.

Bảng giá nút dừng khẩn cấp

Do trên thị trường có rất nhiều loại nút dừng khẩn cấp với mẫu mã đa dạng không kém. Nên bảng giá dưới đây mà Nam Phương Việt cung cấp có thể chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cung cấp bảng giá của một số mẫu nút bấm khẩn cấp thông dụng nhất.

Chi tiết mời bạn xem bảng bên dưới:

Model Giá (vnđ)
Nút dừng khẩn cấp HC30ER-1/ HC30ER-2 -HC30ER-1 / Vàng 63.000 đ
Nút Dừng Khẩn Cấp Nhấn Giữ LA38 Stop 50.000 đ
EDISUN – Nút dừng khẩn cấp HC30E-1/ HC30E-2 -HC30E-1 / Vàng 52.000 đ
Nút dừng khẩn cấp Ø40 xoay để mở loại XB7 286.000 đ
Nút dừng khẩn cấp LA38-11ZS 22mm 29.000 đ
Công tắc dừng khẩn cấp HANYOUNG MRE-AM2G 651.000 đ
Nút dừng khẩn cấp Hanyoung MRE-KR1R 71.000 đ
Nút Dừng Khẩn Cấp AB6-V 250VAC 1A 16mm 32.000 đ
Dòng XB4 – Nút Dừng khẩn cấp XB4BS9445 874.000 đ
EAO 704.078.0 Công tắc: dừng khẩn cấp bằng chìa khóa 1.700.000 đ
XB7NS8442 – Nút dừng khẩn cấp Schneider XB7NS8442, 40mm 226.000 đ
Nút dừng khẩn cấp-3SB3203-1HA20 561.000 đ
Nút dừng khẩn cấp Schneider XB7NS9444 40mm 317.500 đ
Nút dừng khẩn cấp 1

Nút dừng khẩn cấp 2

Nút dừng khẩn cấp 3

Nút dừng khẩn cấp 4

Câu hỏi thường gặp

Nên sử dụng loại nút dừng khẩn cấp nào?

👉 Việc lựa chọn loại nút dừng khẩn cấp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Môi trường sử dụng: Môi trường trong nhà (sử dụng nút bấm bằng nhựa), ngoài trời (nút bấm có khả năng chống nước, chống bụi và tia UV), môi trường nguy hiểm (nút bấm có khả năng chống cháy nổ và hóa chất).
  • Mức độ nguy hiểm cao: Nên sử dụng nút bấm có kích thước lớn, màu sắc nổi bật và có đèn báo để dễ dàng nhận biết.
  • Loại hệ thống: hệ thống điện, khí nén hay cơ khí,…

Cần lưu ý gì khi sử dụng nút dừng khẩn cấp?

👉 Nút dừng khẩn cấp chỉ được sử dụng khi có tai nạn trong quá trình vận hành hoặc một số nhân viên bảo trì thực hiện công việc bảo trì. Và nên vệ sinh nút bấm khẩn cấp thường xuyên để đảm bảo hiệu quả tác động.

Nút dừng khẩn cấp dùng để làm gì?

👉 Nút dừng khẩn cấp, còn được gọi là E-stop là một cơ chế an toàn được sử dụng để dừng ngay lập tức máy móc hoặc thiết bị trong trường hợp khẩn cấp. Nó dành cho những tình huống khi quy trình dừng thông thường không đủ an toàn hoặc nhanh chóng.

Sự khác biệt giữa nút STOP và Emergency Stop là gì?

👉 Cả hai nút STOPE-stop đều khiến máy hoặc quy trình dừng lại, nhưng có những khác biệt chính về mục đích và chức năng của chúng:

  • Nút STOP: Được sử dụng cho các quy trình dừng thông thường trong quá trình vận hành (dừng có kế hoạch). Và có thể tiến hành giảm tốc độ máy có kiểm soát trước khi tắt hoàn toàn.
  • Nút dừng khẩn cấp (E-Stop): Được thiết kế cho các tình huống quan trọng cần dừng nhanh và hoàn toàn. Cần phải cắt điện ngay lập tức khiến máy dừng đột ngột.

Nút dừng khẩn cấp có thường mở không?

👉 E-stop có 2 tiếp điểm thường đóng và thường mở, tuy nhiên ở trạng thái hoạt động bình thường (không nhấn), nút luôn ở trạng thái đóng để cấp điện cho hệ thống.

4/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Nam Phương Việt được thành lập vào năm 2010 và trong suốt chặng đường 14 năm phát triển đã đạt được nhiều thành công trong các dự án. Nam Phương Việt có nguồn lực mạnh mẽ từ đội ngũ công nhân viên giỏi tay nghề, chuẩn chuyên môn trong ngành.