Hệ thống thông gió nhà ở đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ ngôi nhà nào. Đặc biệt trong điều kiện xã hội ngày một phát triển, dân cư đông đúc, các ngôi nhà trở nên san sát nhau, thiếu đi không gian cho thông gió truyền thống.
Liệu có giải pháp nào cho thông gió nhà ở hay không? Hãy cùng Nam Phương Việt tìm câu trả lời.
Tại sao hệ thống thông gió nhà ở lại quan trọng?
Giữa một ngôi nhà thông thoáng, không khí lưu thông dễ dàng và một ngôi nhà kín mít, ẩm thấp và không có cửa sổ, bạn sẽ chọn ngôi nhà nào? Chắc chắn là ngôi nhà đầu tiên rồi phải không.
Một ngôi nhà có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình chúng ta. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích mà một hệ thống thông gió mang lại cho nhà ở của bạn:
- Cả thiện chất lượng không khí bên trong ngôi nhà thông qua việc loại bỏ các chất ô nhiễm như bụi bẩn, khí độc hại, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) có trong không khí. Đồng thời giảm nồng độ khí CO2 do các hoạt động hàng ngày thải ra.
- Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của ngôi nhà, giúp ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là vào mùa mưa.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, và các bệnh về phổi.
- Một bầu không khí trong lành giúp các thành viên có một tinh thần sảng khoái, thư thái và tập trung hơn.
Vì vậy, việc đầu tư vào một hệ thống thông gió phù hợp là một quyết định thông minh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của bạn.
Các loại hệ thống thông gió nhà ở phổ biến
Thông gió tự nhiên
Như đã từng đề cập ở chuyên đề hệ thống thông gió, thông gió tự nhiên hoạt động dựa trên quá trình trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài một không gian, dựa hoàn toàn vào các yếu tố tự nhiên như gió, nhiệt độ và áp suất.
Đây có thể là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô, nơi mà không gian còn rộng rãi, các ngôi nhà cách xa nhau. Nhưng với những căn nhà ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội,… thì có thể hệ thống này không đảm bảo được cả hiệu suất và chất lượng.
Có thể không khí trong nhà bạn vẫn lưu thông tốt, bạn vẫn có không khí mới để hít thở. Tuy nhiên về chất lượng của nguồn không khí đó thì không chắc. Nhất là thời buổi ô nhiễm không khí ngày một gia tăng (Chỉ số chất lượng không khí (AQI) và ô nhiễm không khí tại TPHCM hiện nay là PM2.5, cao gấp 1.1 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO), chưa kể các vấn đề về bụi mịn.
Việc hít thở lâu dài với nguồn không khí này chắc chắn sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe. Và giải pháp để thay thế và hỗ trợ cho thông gió tự nhiên là thông gió cơ học. Hệ thống đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình Việt.
Thông gió cơ học
Bằng việc sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại (quạt, máy nén, ống gió, biến tần,…) để hỗ trợ việc lưu thông không khí trong nhà, cũng như cung cấp nguồn không khí trong lành, sạch. Các hệ thống thông gió cơ học cho nhà ở là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ độ ẩm, cải thiện chất lượng không khí trong nhà và tạo ra những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng hơn.
Hiện nay có 4 phương pháp thông gió cơ học chính, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nam Phương Việt sẽ phân tích cặn kẽ trong nội dung dưới đây.
Hệ thống thông gió xả
Hệ thống thông gió xả hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không gian bên trong và bên ngoài. Không khí ô nhiễm, ẩm ướt, mùi hôi hoặc các chất độc hại sẽ được hút vào hệ thống thông qua các lỗ thông hơi hoặc ống gió, sau đó được đẩy ra ngoài qua ống khói hoặc các vị trí thoát khí. Đảm bảo chất lượng không khí và tạo môi trường làm việc, sinh hoạt trong lành, an toàn.
Hệ thống này hoạt động tốt nhất vào mùa đông, đặc biệt ở các tỉnh thành phía bắc. Hệ thống thống gió xả cũng tương đối rẻ và dễ lắp đặt. Một hệ thống thông gió xả cho nhà ở thường bao gồm:
- Quạt hút
- Ống gió
- Lưới chắn
- Van điều khiển
- Cảm biến
Mối lo ngại cho hệ thống này là cùng với không khí trong lành, nó có thể hút vào các chất ô nhiễm, ví dụ:
- Các bào tử nấm mốc sinh ra do ẩm
- Bụi mịn từ không khí bên ngoài
- Khói và các khí thải khác
Vì hệ thống xả không loại bỏ độ ẩm khỏi không khí bổ sung trước khi vào nhà nên hệ thống này cũng có thể làm tăng chi phí sưởi ấm hoặc làm mát.
Hệ thống thông gió cấp
Ngược lại với hệ thống thông gió xả, thông gió cấp tạo ra áp suất trong nhà của bạn bằng cách hút không khí từ bên ngoài vào nhờ quạt và ống dẫn. Đồng thời đẩy không khí cũ trong nhà ra ngoài qua các khe hở trong nhà.
Ưu điểm của hệ thống này là có thể kiểm soát chất lượng không khí tốt hơn hệ thống thông gió xả. Nó cho phép lọc các hạt bụi, khói ô nhiễm có trong không khí trước khi được đưa vào ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho một hệ thống thông gió cấp cũng khá rẻ với các thiết bị như:
- Quạt thổi
- Ống gió
- Lưới lọc
- Van điều khiển
- Cảm biến
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn không loại bỏ được độ ẩm trong không khí được đưa vào. Nên có thể không phải là giải pháp hệ thống thông gió tối ưu cho nhà ở miền Bắc. Khu vực thường xảy ra hiện tượng nồm ẩm gây khó chịu cho rất nhiều người.
Hệ thống thông gió cân bằng
Một hệ thống thông gió cân bằng nếu được thiết kế và lắp đặt đúng cách sẽ không làm tăng hoặc giảm áp suất bên trong ngôi nhà của bạn. Thay vào đó, lượng không khí trong lành đưa vào và lượng không khí ô nhiễm thải ra sẽ gần như là bằng nhau.
Một hệ thống thông gió cân bằng thường bao gồm:
- Quạt cấp gió.
- Quạt hút gió
- Ống gió
- Lưới lọc
- Van điều khiển
- Hộp hồi nhiệt (Tùy chọn) hồi thu nhiệt từ không khí thải để làm ấm hoặc làm mát không khí cấp, tiết kiệm năng lượng.
Ưu điểm của hệ thống này là sử dụng được cho nhiều vùng khí hậu khác nhau và áp suất trong nhà luôn duy trì được sự ổn định. Và để các quạt hút và đẩy hoạt động đồng bộ nhằm tạo ra áp suất ổn định, người ta thường sử dụng biến tần để điều khiển.
Nhược điểm của hệ thống này là chi phí lắp đặt và vận hành cao hơn 2 hệ thống thông gió chỉ cấp và chỉ xả. Bên cạnh đó, nó vẫn chưa thực sự loại bỏ được độ ẩm bên trong không khí.
Hệ thống thông gió thu hồi năng lượng
Hệ thống thông gió thu hồi năng lượng là một hệ thống tiên tiến, được thiết kế để tận dụng tối đa năng lượng nhiệt và độ ẩm có trong không khí thải. Thay vì thải bỏ hoàn toàn không khí đã qua sử dụng, hệ thống này sẽ thu hồi một phần năng lượng nhiệt từ không khí thải để làm ấm hoặc làm mát không khí tươi cấp vào. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa không khí và sưởi ấm.
Hiện nay có 2 loại hệ thống thông gió thu hồi năng lượng là: quạt thông gió thu hồi nhiệt (HRV) và quạt thông gió thu hồi năng lượng (hoặc thu hồi enthalpy) (ERV).
Mặc dù số lượng thiết bị và chức năng chính của 2 hệ thống là giống nhau, nhưng cách thức hoạt động của bộ trao đổi nhiệt ở 2 hệ thống là khác nhau. Hệ thống ERV ngoài việc truyền nhiệt, nó còn truyền vào không khí một lượng hơi ẩm nhất định. Giúp đảm bảo độ ẩm cần thiết trong ngôi nhà của bạn.
Ưu điểm của hệ thống này là bạn có thể kiểm soát nhiệt độ và chất lượng không khí trong nhà. Ngoài ra, hệ thống cũng phù hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau.
Mặc dù hệ thống có thể phục hồi khoảng 70% đến 80% năng lượng trong không khí thoát ra và cung cấp năng lượng đó cho không khí đi vào. Tuy nhiên, chi phí đầu tư các thiết bị cho hệ thống thông gió thu hồi năng lượng ở một ngôi nhà ở dân dụng có thể khá cao. Và cũng rất ít nhà thầu hệ thống HVAC có thể lắp đặt và bảo trì được.
Lời khuyên từ Nam Phương Việt
Bất kỳ hệ thống nào được Nam Phương Việt đề cập trên đây cũng có thể rất hiệu quả nếu chúng được thiết kế và lắp đặt đúng cách. Vì vậy, việc bạn sẽ lựa chọn hệ thống thông gió nào cho nhà ở của mình phụ thuộc vào:
- Diện tích và cấu trúc ngôi nhà bạn đang sống
- Vị trí nhà của bạn là ở TP HCM, Hà Nội hay tỉnh thành nào khác
- Ngân sách mà gia đình bạn hiện có
- Chất lượng không khí mà gia đình bạn đang mong muốn
Để lựa chọn được hệ thống thông gió phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện các yếu tố và đưa ra giải pháp tối ưu.
Quy trình lắp đặt hệ thống thông gió nhà ở
Việc lắp đặt hệ thống thông gió nhà ở đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của hệ thống. Dưới đây là quy trình chung cho việc lắp đặt hệ thống thông gió nhà ở:
- Giai đoạn 1: Khảo sát hiện trạng ngôi nhà, hiện trạng thông gió, điều kiện khí hậu ở khu vực
- Giai đoạn 2: Lập bản vẽ thiết kế dựa trên kết quả khảo sát. Bao gồm sơ đồ bố trí ống gió, vị trí đặt quạt, các thiết bị điều khiển và các chi tiết kỹ thuật khác.
- Giai đoạn 3: Chuẩn bị vật liệu và thi công lắp đặt
- Giai đoạn 4: Nghiệm thu, bàn giao và vận hành hệ thống.
Lưu ý rằng quy trình lắp đặt có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại hệ thống thông gió và yêu cầu cụ thể của từng công trình.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các hệ thống thông gió nhà ở, bao gồm cách các hệ thống hoạt động, ưu điểm và nhược điểm của từng hệ thống. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích trong quá trình lựa chọn hệ thống thông gió cho ngôi nhà của bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới, đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
=> Có thể bạn quan tâm: Top 7 hệ thống thông gió nhà xưởng hiện nay