Không khó để bắt gặp một máy biến tần 1 pha trong các ứng dụng công nghiệp. Với những ưu điểm nổi bật của dòng, những chiếc biến tần một pha là lựa chọn tối ưu của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là ở những khu vực không có nguồn 3 pha để sử dụng.
Trong bài viết này, hãy cùng Nam Phương Việt tìm hiểu ký hơn về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý, phân loại,… của biến tần một pha nha.
Biến tần 1 pha là gì?
Được biết: Biến tần 1 pha là dòng biến tần sử dụng nguồn điện đầu vào 1 pha 220 V, trong khi đầu ra khá đa dạng, bao gồm: 3 pha 220 V, 3 pha 380V.
Giống như với các loại biến tần khác như biến tần 3 pha, biến tần một pha cũng có chức năng biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều (ở đây là nguồn một pha) thành dòng xoay chiều một pha hoặc 3 pha có tần số và hiệu điện thế có thể thay đổi được.
Cấu tạo của biến tần 1 pha
Về cơ bản, cấu tạo của một máy biến tần một pha cũng không khác biến tần 3 pha là mấy. Nó cũng bao gồm các thành phần chính như:
- Mạch chỉnh lưu (Rectifier): Bao gồm 6 diode hoặc IGBT để chuyển đổi dòng điện xoay chiều một pha từ nguồn điện vào thành dòng điện một chiều.
- Mạch lọc (Filter): Gồm các tụ điện điện phân có dung lượng lớn nhằm loại bỏ các thành phần nhiễu và tạo ra một điện áp DC ổn định để cung cấp cho mạch nghịch lưu.
- Mạch điều khiển (Control Circuit): Bao gồm các vi điều khiển, mạch so sánh, mạch tạo xung, các cảm biến đo lường (dòng điện, hiệu điện thế,…). Giúp điều khiển quá trình hoạt động của biến tần, bao gồm việc điều chỉnh tần số, hiệu điện thế đầu ra và các thông số khác.
- Mạch nghịch lưu (Inverter): Sử dụng 6 IGBT mắc nối tiếp hoặc MOSFET được điều khiển bởi các xung từ mạch điều khiển. Biến đổi điện áp DC thành nguồn AC ba pha có tần số và biên độ có thể điều chỉnh.
- Bộ mã hóa (Encoder): Đọc tín hiệu phản hồi từ động cơ 3 pha để điều khiển các loại động cơ 3 pha (tốc độ và mô-men xoắn).
- Màn hình hiển thị và bàn phím: Hiển thị các thông số hoạt động của biến tần và giúp
Đồng thời, biến tần còn được tích hợp các thành phần khác như: Bộ điện kháng xoay chiều và cho 1 chiều, điện trở xả (điện trở hãm), module truyền thông,…

Nguyên lý hoạt động của biến tần 1 pha 220V
Nguyên lý hoạt động cơ bản của biến tần 1 pha diễn ra qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nguồn xoay chiều 1 pha có điện áp và tần số cố định thông qua bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều có đặc điểm là có giá trị không đổi về chiều nhưng lại biến thiên về độ lớn. Điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trên giàn tủ điện gọi là DC bus.
- Giai đoạn 2: Nguồn DC gợn sóng được lọc qua các tụ điện để tạo ra một hiệu điện thế một chiều DC ổn định.
- Giai đoạn 3: Mạch điều khiển tạo ra các xung điện tử là các sóng vuông có tần số và biên độ thay đổi, tương ứng với mức điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng mong muốn. Để điều khiển các IGBT trong mạch nghịch lưu.
- Giai đoạn 4: Các sóng vuông được tạo ra ở giai đoạn trên sẽ được lọc để tạo thành các sóng sin gần đúng, đại diện hiệu điện thế xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
Các loại biến tần 1 pha
Dựa trên cấp điện áp đầu ra là 1 pha hoặc 3 pha, có thể phân loại biến tần một pha thành 3 loại sau đây:
Biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V
Loại biến tần này có khả năng chuyển đổi điện một pha 220V (thường có sẵn trong các hộ gia đình và văn phòng) thành điện ba pha 220V. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng các thiết bị điện công nghiệp yêu cầu nguồn ba pha ngay cả khi nguồn điện sẵn có chỉ là một pha.
Biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 380V
Đây là loại biến tần có khả năng chuyển đổi điện một pha 220V thành điện ba pha 380V. Nó hoạt động dựa trên sự điều khiển của bộ điều chế độ rộng xung (PWM) để đạt được hiệu điện thế đầu ra 380V.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp
Biến tần 1 pha được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để điều khiển và khởi động các loại động cơ có công suất nhỏ như: 1.5kw, 2.2kw, 4kw. Ví dụ như máy bơm nước, quạt 1 pha hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, thang máy, hệ thống HVAC, máy trộn, máy quay ly tâm.
Ngoài ra, biến tần còn cải thiện khả năng điều khiển của các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác…
Hướng dẫn cài đặt biến tần một pha
Các bước cài đặt biến tần có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại và hãng sản xuất. Bạn nên tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với sản phẩm của mình.
Dưới đây là hướng dẫn cài đặt biến tần một pha INVT:
Bước 1: Thiết lập lệnh Run/Stop
P00.01=0
- Ấn PRG/ESC đến khi hiện P00
- Ấn DATA/ENT đến khi hiện P00.00
- Ấn phím lên/xuống đến khi hiện P00.01
- Ấn DATA/ENT sau đó ấn nút lên/xuống thay đổi giá trị về 0, ấn DATA/ENT để lưu giá trị rồi ấn PRG/ESC để quay về.
Bước 2: Cài thời gian tăng tốc/ giảm tốc
Thời gian tăng tốc:
- Ấn PRG/ESC đến khi hiện P00
- Ấn DATA/ENT đến khi hiện P00.00, ấn lên/xuống đến khi hiện P00.11
- Ấn DATA/ENT sau đó ấn nút lên/xuống thay đổi giá trị
- Ấn DATA/ENT để lưu giá trị rồi ấn PRG/ESC để quay về
Thời gian giảm tốc:
- Ấn PRG/ESC đến khi hiện P00
- Ấn DATA/ENT đến khi hiện P00.00, ấn lên/xuống đến khi hiện P00.12
- Ấn DATA/ENT sau đó ấn nút lên/xuống thay đổi giá trị
- Ấn DATA/ENT để lưu giá trị rồi ấn PRG/ESC để quay về
Bước 3: Chọn phương pháp điều khiển: Có nhiều cách điều khiển biến tần như PLC, analog, điều khiển PID,…
Các thông số khác, bạn vui lòng xem sách hướng dẫn sử dụng của hãng để cài đặt.

Hướng dẫn sử dụng biến tần 1 pha
Để sử dụng biến tần một cách hiệu quả, cũng như gia tăng tuổi thọ cho biến tần. Bạn cần thực hiện bảo trì và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên.
- Kiểm tra định kỳ môi trường làm việc của biến tần
- Kiểm tra lại các kết nối điện, các đầu nối
- Kiểm tra bộ tản nhiệt
- Vệ sinh bề mặt, các khe tản nhiệt, bo mạch
- Kiểm tra lại các linh kiện điện tử bên trong biến tần như tụ điện, diode, IGBT,…
Nếu bạn không có kinh nghiệm về bảo trì biến tần, hãy liên hệ với các đơn vị chuyên nghiệp như Nam Phương Việt để được hỗ trợ.
Bảng giá biến tần 1 pha mới nhất 2024
Bảng giá biến tần thường bị chi phối bởi hãng, công suất, nhà cung cấp,… Dưới đây là giá tham khảo cho biến tần một pha mới nhất năm 2024.
Hãng Sản Xuất | Model | Công Suất (kW) | Áp Vào | Áp Ra | Giá (vnđ) |
Sumo | SU200-3R7G-1 | 3.7 | 220V | 220V | 4.900.000 |
Sumo | SU200-2R2G-1 | 2.2 | 220V | 220V | 4.500.000 |
Sumo | SU200-1R5G-1 | 1.5 | 220V | 220V | 3.950.000 |
Sumo | SU200-R75G-1 | 0.75 | 220V | 220V | 3.500.000 |
INVT | GD20-0R7G-S2-BK | 0.75 | 220V | 220V | 1.944.000 |
LS | LSLV0015M100-1EOFNA | 1.5 | 220V | 220V | 3.280.000 |
Mitsubishi | FR-D720S-0.2K | 0.2 | 220V | 220V | 2.995.000 |
INVT | GD200A-7R5G/011P-S24 | 7.5 | 220V | 380V | 7.433.000 |
Veichi | AC300 T3 015G/018P-CT | 7.5 | 220V | 380V | 7.200.000 |
Bạn có thể xem thêm giá biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V, 3 pha 380V để biết thêm.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về biến tần 1 pha, bao gồm: khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và giá cả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Nếu có nhu cầu mua biến tần các loại, hãy liên hệ ngay Nam Phương Việt nhé. Bạn sẽ được nhân viên tư vấn kỹ sản phẩm phù hợp, miễn phí vận chuyển nội thành TP HCM, bảo hành đến 12 tháng.