Điện áp không ổn định các bạn sẽ gặp rất nhiều và có thể là hiện tượng phổ biến tại Việt Nam, các thiết bị điện hoặc biến tần với điện áp thấp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong quá trình tư vấn đến khách hàng, Nam Phương Việt thường xuyên nhận được những yêu cầu tư vấn từ phía khách hàng liên quan đến việc biến tần với điện áp thấp, yếu sử dụng được hay không. Vì thế, trong bài viết này, Nam Phương Việt sẽ giải đáp các thắc mắc cho các bạn.
Điện áp thấp hay sụt áp là gì? Các nguyên nhân làm cho điện áp không ổn định
Điện áp thấp hoặc sụt áp là hiện tượng điện áp tại một điểm nào đó trong mạch điện thấp hơn so với điện áp định mức hoặc điện áp tại nguồn cấp. Nói cách khác, khi dòng điện di chuyển qua các tải hoặc các đoạn dây dẫn, một phần điện áp sẽ bị “mất đi” do điện trở của các thành phần này gây ra.
Một số nguyên nhân khiến điện áp bị thấp được Nam Phương Việt liệt kê dưới đây:
- Điện trở của dây dẫn: Dây dẫn có điện trở nhất định, khi dòng điện chạy qua sẽ sinh ra nhiệt lượng làm giảm điện áp. Vì vậy khi lắp biến tần, không nên lắp quá xa trạm.
- Tải quá lớn: Khi tải tiêu thụ quá nhiều dòng điện so với khả năng cung cấp của nguồn, điện áp sẽ giảm.
- Kết nối kém: Các mối nối kém, tiếp xúc không tốt giữa các thiết bị cũng gây ra sụt áp.
- Nguồn cấp không ổn định: Nguồn cấp điện áp không ổn định, dao động sẽ làm cho điện áp tại các điểm tiêu thụ bị giảm.

Ảnh hưởng của điện áp thấp tới hoạt động của biến tần
Hiện nay đa số các dòng biến tần đều cho phép mức điện áp thấp nhất với 10% so với nguồn cấp cơ bản. Ví dụ như là biến tần Yaskawa A1000 – 220V thì sẽ cho phép mức áp thấp của nguồn điện là khoảng 190V. Còn với biến tần ở mức 380V thì điện áp thấp nhất của thiết bị sẽ khoảng 350V.
Đối phó việc sử dụng biến tần với điện áp thấp thì các sản phẩm đã có tích hợp sẵn IC có tác dụng là thực hiện đo điện áp của ngõ vào. Biến tần sẽ có động thái báo lỗi thấp áp đến cho người dùng, khi IC phát hiện điện áp nguồn thấp dưới ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt là điện áp đầu vào vẫn đáp ứng đủ 220V trước khi bắt đầu chạy, nhưng điều không may trong quá trình hoạt động thì biến tần vẫn báo lỗi điện áp thấp. Với trường hợp này, các bạn nên xem lại về dây dẫn có thể quá bé dẫn đến không thể tải đủ dòng điện từ nguồn vào và gây ra hiện tương sụt áp. Hoặc trường hợp biến tần bị hư phần nguồn dẫn tới việc xuất hiện lỗi thấp áp.
=> Có thể bạn quan tâm: Các lỗi biến tần thường gặp và cách khắc phục
Sử dụng biến tần với điện áp thấp và yếu được không?
Việc đầu tiên, bạn cần phải tiến hành kiểm tra điện áp thấp này hiện đang ở mức bao nhiêu. Ví dụ: Đối với dòng điện 220V khi bị ảnh hưởng và thấp áp còn 210V thì biến tần với điện áp thấp như mức này thì vẫn sử dụng được, với trường hợp khác thì nguồn điện bị ở mức quá yếu khi chỉ còn tầm ở khoảng 190V-200V thì khi sử dụng biến tần với điện áp thấp này thì sản phẩm sẽ có động thái hút điện rất mạnh, điều này sẽ khiến biến tần báo lỗi do xảy ra hiện tượng sụt áp tức thời.
Ngoài ra, ở một số nơi điện áp thật sự quá là thấp thì còn cách sau đây để sử dụng biến tần với điện áp thấp, đơn cử như:
- Hạ trạm tại nơi đặt biến tần gần nhất để hạn chế dây dẫn kéo đi xa nhằm giảm tối đa việc sụt áp ngay trên đường dây tải.
- Một máy ổn áp cho các dòng biến tần có công suất sử dụng nhỏ. Khi lựa chọn mua ổn áp các bạn cần lưu ý, phải chọn mua loại có công suất lớn nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng điện cho biến tần hoạt động.
- Sử dụng cách tắt IC bảo vệ biến tần với điện áp thấp sẽ giúp cho sản phẩm vẫn có thể hoạt động được với lưới điện bị thấp hoặc yếu.
Hy vọng rằng với những thông tin cũng như là các phân tích phía trên, bạn đọc đã có câu trả lời về việc sử dụng biến tần với điện áp thấp có được không. Nếu bạn còn những thắc mắc, các câu hỏi hãy để lại dưới phần bình luận hoặc liên hệ qua Hotline 0903 803 645 để được đội ngũ Nam Phương Việt hỗ trợ nhanh nhất.